Hoa thuỷ tiên và hoa hồng
Không có loài
hoa nào đẹp hơn hoa hồng nhưng gai của hoa hồng làm cho đau đớn...
Không có ai tự yêu mình bằng hoa thuỷ tiên nhưng vẻ
dịu dàng của hoa bù lại...
Trong một khu
vườn có rất nhiều loại hoa. Tất nhiên trong đó có hoa hồng và hoa thuỷ tiên.
Tất cả hoa đều đẹp nhưng người ta để ý nhất đến hai bông hoa hồng. Chúng mọc ở
giữa vườn và nổi trội hơn những bông hoa khác. Một bông to hơn – giống như một
chàng trai, còn bông kia bé hơn – giống như một cô gái.
Hai bông hoa
cùng một cội nên chúng luôn ở bên nhau. Chàng trai thì thầm những lời tình yêu
còn cô gái đáp lời nhưng cứ sợ gai làm chàng trai đau đớn. Đôi khi chúng cãi
lộn, quay mặt lại với nhau, nhưng cuối cùng vẫn làm lành, cũng tha thứ và vẫn
sống bên nhau.
Ở luống hoa bên
cạnh có những bông hoa thủy tiên rất đẹp. Trong số này có một bông cao hơn, đẹp
hơn những bông hoa khác. Bông hoa này rất kiêu hãnh, không thèm để ý đến một ai
xung quanh. Thủy tiên là loài hoa chỉ yêu mình nhưng bông hoa này yêu mình hơn
hết. Một hôm có cơn gió mạnh thổi đến làm cho tất cả đều rung rinh, bông thuỷ
tiên này rời ánh mắt khỏi mình, nhìn sang bên cạnh thấy bông hoa hồng tuyệt
đẹp. Thủy tiên ngắm hoa hồng và quên đi sự hãnh diện của mình. Hoa hồng đã
thuộc về bông hoa hồng khác nhưng thủy tiên không ngại. Kể từ ngày ấy thủy tiên
chỉ ngắm hoa hồng và cảm thấy rằng có một thứ tình cảm mà trước đây chưa bao
giờ có.
Một hôm hai bông
hoa hồng cãi nhau. Nàng quay sang nhìn hoa thủy tiên còn chàng lấy gai đâm làm
cho nàng khóc. Thủy tiên an ủi hoa hồng, thì thầm những lời yêu thương và tin
rằng sẽ đến một ngày chúng sẽ được sống bên nhau.
Một buổi sáng
người thợ làm vườn đến cắt hoa đem bán. Người này đi vào giữa vườn, ngắm nghía
hai bông hồng rồi cắt chúng. Nhìn bông hoa yêu dấu nằm dưới đất, thủy tiên cúi
mình về phía hoa hồng. Bỗng một cơn gió mạnh nổi lên làm cho hoa thủy tiên rơi
xuống bên cạnh hoa hồng. Chỉ bây giờ, chỉ trong những giây phút cuối cùng,
chúng được ở bên nhau. Chúng nằm ôm lấy nhau trong cơn hấp hối, nhưng đến giây
phút cuối vẫn nhắc mãi một lời: I Love You!!!
Xin tiền của bố
Ông bố đi làm về
nhà muộn, với vẻ mệt mỏi nhìn thấy thằng con trai 5 tuổi đợi trước cửa.
– Bố ơi, cho con
hỏi bố một câu nhé?
– Có chuyện gì
vậy con?
– Bố ơi, bố đi
làm được bao nhiêu tiền?
– Đấy không phải
là việc của con – ông bố ngạc nhiên – con hỏi mà làm gì?
– Con muốn biết.
Bố nói đi, một giờ làm việc của bố được bao nhiêu?
– Khoảng 10
ngàn. Mà sao thế?
– Bố ơi – thằng
con trai ngước nhìn bố với vẻ mặt rất nghiêm túc – bố cho con xin hai ngàn được
không?
– Mày lại xin
tiền đi chơi điện tử hả – ông bố kêu lên – đi vào nhà ngay. Tao làm việc cả
ngày, còn mày thì ích kỷ thế hả?
Thằng bé lặng lẽ
đi vào phòng của mình và đóng cửa. Còn ông bố tiếp tục bực bội vì thằng con
trai. Nó dám hỏi bố làm được bao nhiêu để xin tiền. Một lúc sau, ông bố nghĩ
lại: biết đâu hôm nay nó cần mua cái gì đấy. Thôi thì cho nó hai ngàn, đã bao
giờ nó xin tiền như thế đâu. Ông bố đi vào phòng thằng bé.
– Con ngủ hả? –
ông bố hỏi.
– Không bố ạ.
Con chỉ nằm vậy thôi – thằng bé trả lời.
– Có lẽ bố đã
nặng lời với con. Hôm nay bố làm việc nhiều quá. Bố xin lỗi, còn đây là tiền
cho con.
Thằng bé ngồi
dậy mỉm cười:
– Hoan hô bố!
Sau đó, nó lấy
từ trong gối ra mấy tờ tiền lẻ đã nhàu nát. Ông bố nhìn thấy thằng con có tiền
lại tỏ ra giận dữ, còn thằng bé đặt tất cả số tiền của nó rồi nhìn bố.
– Con xin tiền
mà làm gì nữa nếu đã có tiền rồi? – ông bố làu bàu.
– Tại vì không
đủ ạ. Nhưng bây giờ thì đủ – thằng bé trả lời – Bố ơi, đây là 10 ngàn. Con muốn
mua 1 giờ làm việc của bố. Ngày mai bố về nhà sớm hơn nhé, con muốn bố về ăn
cơm tối với chúng con.
Tình yêu và lời cầu nguyện
Nhà thần học
Osho viết: “Đừng bao giờ can thiệp vào tình yêu và lời cầu nguyện của người
khác. Bạn hãy quên đi ý nghĩ rằng bạn biết cách cầu nguyện và bạn biết cách
yêu. Chỉ đơn giản một điều là hãy tôn trọng người khác, dù họ có làm điều này
như thế nào đi nữa, thì tình yêu và lời cầu nguyện của họ chỉ dành cho họ”.
Một lần trưởng
lão Mose đến gần một người đàn ông đang cầu nguyện nhưng người này nói những
điều rất vớ vẩn, nhảm nhí làm cho trưởng lão đứng ngây người. Người đàn ông cầu
như thế này: “Xin Ngài cho con được đến gần Ngài, con xin hứa là sẽ tắm cho
Ngài khi Ngài bẩn, nếu Ngài gặp tai nạn thì con sẽ khâu lại vết thương. Con sẽ
đóng cho Ngài đôi giày đẹp tuyệt trần. Con biết nấu ăn và con sẽ chăm sóc Ngài
khi Ngài ốm…”
Mose kêu lên:
– Này, anh kia,
anh cầu cái gì thế hả? Tại sao lại Ngài gặp tai nạn? Tại sao Ngài bẩn và anh sẽ
tắm cho Ngài? Tại sao anh lại nấu ăn và chăm sóc Ngài?… Anh học ai cách cầu
nguyện như thế hả?
Người đàn ông
thất vọng trả lời:
– Con chẳng học
ai cả. Con là kẻ nghèo hèn, vô học, con chỉ biết những thứ mà con hiểu. Tai nạn
luôn ám ảnh con thì chắc cũng sẽ ám ảnh Chúa Trời. Còn nấu ăn thì đôi khi bị
đau bụng nhưng mà Chúa Trời có lẽ cũng có khi đau. Tất cả những gì trong cuộc
sống của con đi vào lời cầu nguyện của con. Nếu Ngài biết cách cầu nguyện cho
đúng thì ngài làm ơn chỉ giùm con.
Thế là trưởng
lão Mose dạy cho người đàn ông biết cách cầu nguyện cho đúng. Người đàn ông
chùi nước mắt, cúi xuống lạy Mose. Khi người đàn ông đã đi về nhà, trưởng lão
Mose cảm thấy hạnh phúc vì đã làm một việc thiện. Ông ngước nhìn lên trời để
xem Chúa Trời nghĩ gì về ông. Nhưng Chúa Trời bảo:
– Ta phái ngươi
đi để dẫn mọi người về với ta nhưng bây giờ ngươi đã làm cho xa một người mà ta
yêu dấu. Lời cầu nguyện “đúng” mà ngươi dạy cho người đàn ông đâu phải là lời
cầu nguyện, bởi vì cầu nguyện không hề có qui tắc nào cả.
Lời cầu nguyện –
đó là tình yêu. Mà tình yêu có qui luật trong mình, tình không cần đến qui tắc
nào nữa cả.
Những phương pháp đo độ cao
Một giảng viên
Đại học ở Anh đã nhờ nhà bác học Ernest Rutherford (1781 – 1937 – Giám đốc Viện
hàn lâm Khoa học Hoàng gia, giải Nobel Hóa học năm 1908) đứng ra làm trọng tài
cho một việc. Người giảng viên này định cho một sinh viên của mình điểm thấp về
môn vật lý nhưng cậu sinh viên khẳng định rằng câu trả lời xứng đáng đạt điểm
cao nhất. Cả hai người – thầy và trò – nhất trí mời trọng tài làm chứng. Người
được mời là Rutherford.
Câu hỏi thi như
sau: “Anh (chị) hãy giải thích, bằng cách nào có thể đo được chiều cao của ngôi
nhà, sử dụng khí áp kế?”
Câu trả lời của
sinh viên như sau: “Cần đem khí áp kế lên mái nhà, buộc khí áp kế vào một sợi
dây dài thả xuống đất, sau đó kéo lên đo độ dài sợi dây thì sẽ biết chính xác
độ cao của ngôi nhà”.
Trường hợp này
quả là phức tạp, vì rằng câu trả lời hoàn toàn chính xác. Mặt khác, đây là câu
hỏi thi môn vật lý nhưng câu trả lời không hề sử dụng kiến thức của vật lý.
Rutherford đề
nghị cậu sinh viên trả lời một lần nữa. Nhà bác học cho 6 phút chuẩn bị và báo
trước rằng, câu trả lời cần sử dụng kiến thức của môn vật lý. Năm phút trôi qua
nhưng cậu sinh viên không viết gì lên tờ giấy chuẩn bị cả. Rutherford hỏi liệu
có trả thi được không thì cậu sinh viên trả lời rằng có nhiều cách giải đề thi
này nhưng chỉ đơn giản là cậu đã chọn cách tốt nhất.
Thế là nhà bác
học đề nghị sinh viên trả lời, không đợi hết thời gian chuẩn bị. Câu trả lời
mới như sau: “Cầm khí áp kế trèo lên mái nhà, ném khí áp kế xuống đất, đo thời
gian rơi, sau đó dùng công thức tính ra độ cao ngôi nhà”.
Rutherford hỏi
người đồng nghiệp giảng viên có hài lòng với câu trả lời như vậy không. Người
này trả lời: được. Tuy vậy, cậu sinh viên nói rằng còn nhiều cách giải khác, và
họ đề nghị sinh viên trả lời tiếp.
– Có nhiều cách
để đo độ cao một ngôi nhà dùng khí áp kế – cậu sinh viên trả lời – Thí dụ, ta
có thể chọn ngày trời nắng đo độ cao của khí áp kế và bóng của nó, đo độ dài
bóng của ngôi nhà. Sau đó tìm tỉ lệ, xác định ra chiều cao của ngôi nhà.
– Tốt –
Rutherford nói – còn cách nào nữa không?
– Có một cách
rất đơn giản, em tin là các thầy sẽ thích. Ta trèo lên theo thang, áp khí áp kế
vào tường và đánh dấu. Sau đó đếm số dấu, nhân với độ dài của khí áp kế sẽ có
độ cao của ngôi nhà.
– Một cách khác
phức tạp hơn – cậu sinh viên tiếp tục – ta buộc vào khí áp kế một sợi dây rồi
lắc như quả lắc, xác định sức hút ở dưới móng ngôi nhà và ở trên mái nhà. Từ sự
khác nhau về độ lớn của sức hút có thể tính được độ cao của ngôi nhà.
– Trong số vô
vàn những phương pháp để giải quyết vấn đề trên – cậu sinh viên kết luận – theo
em, có một cách đơn giản nhất: ta đem theo khí áp kế, tìm người quản lý ngôi
nhà và nói với người này: “Thưa ông, tôi có một khí áp kế rất tuyệt. Tôi xin
tặng nó cho ông nếu ông làm ơn nói cho tôi biết độ cao của ngôi nhà này”.
Nhà bác học Rutherford hỏi cậu sinh viên rằng quả thực có phải cậu
không biết cách giải phổ biến của câu hỏi này. Cậu sinh viên thú thực rằng biết
nhưng mà đã chán đến tận cổ cái cảnh ở trường nào thầy giáo cũng gán cho sinh
viên cách tư duy của mình.
Cậu sinh viên
trên là Niels Henrik David Bohr (1885 – 1962) – nhà vật lý Đan Mạch, giải Nobel
Vật lý năm 1922.
Cái ác có tồn tại không?
Một giảng viên
Đại học dạy môn triết học hỏi các sinh viên của mình:
– Theo các em,
có phải tất cả những gì tồn tại trên đời là do Thượng Đế tạo ra?
Một sinh viên
trả lời:
– Vâng ạ. Do
Thượng Đế tạo ra.
– Thượng Đế tạo
ra tất cả? – thầy giáo hỏi.
– Đúng thế ạ.
Thầy hỏi tiếp:
– Nếu Thượng Đế
tạo ra tất cả, thì có nghĩa là Thượng Đế tạo ra cái ác. Và theo nguyên tắc rằng
mọi công việc, hành động của ta xác định con người ta, nghĩa là, Thượng Đế là
cái ác.
Tất cả sinh viên
im lặng. Thầy giáo tiếp tục chứng minh rằng lòng tin vào Thượng Đế chỉ là điều
hoang tưởng.
Lúc này, một
sinh viên giơ tay hỏi:
– Thưa thầy, em
có được phép ra câu hỏi cho thầy không ạ?
– Tất nhiên –
thầy giáo trả lời.
Cậu sinh viên
đứng dậy hỏi:
– Thưa thầy, cái
lạnh có tồn tại không ạ?
– Em hỏi thật
buồn cười, tất nhiên là cái lạnh tồn tại. Em không bao giờ cảm thấy lạnh hay
sao?
Cả lớp học cười
ồ, nhưng cậu sinh viên tiếp tục:
– Thưa thầy,
trên thực tế cái lạnh không tồn tại. Theo những qui luật của vật lý học thì cái
mà ta cho là lạnh, thực ra là do không có nóng. Người hay vật chỉ có thể trở
thành đối tượng để nghiên cứu với điều kiện có hay không năng lượng. Độ không
tuyệt đối (460 độ âm) là hoàn toàn không có cái nóng. Tất cả vật chất trở thành
trơ, không có khả năng phản ứng trong nhiệt độ này. Cái lạnh không tồn tại.
Chúng ta dùng khái niệm này để mô tả trạng thái không có nóng.
Cậu sinh viên
tiếp tục:
– Thưa thầy,
bóng tối có tồn tại không ạ?
– Tất nhiên! –
Thầy giáo trả lời.
– Thầy lại hiểu
không đúng. Bóng tối không tồn tại. Bóng tối, trên thực tế là do thiếu ánh
sáng. Ta có thể nghiên cứu, có thể đo được ánh sáng chứ không phải bóng tối. Ta
có thể dùng lăng kính Newton để phân giải ánh sáng thành nhiều màu và tìm hiểu
những độ dài khác nhau của luồng sáng. Nhưng ta không thể đo được bóng tối. Một
luồng sáng bất kỳ có thể thâm nhập vào bóng tối và chiếu sáng nó. Ta không xác
định được một khoảng không nào đấy tối đến mức nào? Ta chỉ có thể đo được độ
sáng thôi, phải không ạ? Bóng tối là khái niệm mà con người dùng để mô tả trạng
thái không có ánh sáng.
Cuối cùng, cậu
sinh viên hỏi thầy giáo:
– Thưa thầy, cái
ác có tồn tại không ạ?
Thầy giáo trả
lời mà đã không còn chút nào tự tin:
– Tất nhiên, như
đã nói từ đầu. Chúng ta nhìn thấy nó hàng ngày. Sự nghiệt ngã giữa con người
với con người, tội ác và bạo lực ở khắp nơi. Tất cả những điều này là sự biếu
hiện của cái ác.
Cậu sinh viên
lại tiếp tục:
– Thưa thầy, cái
ác không tồn tại, hoặc ít ra là không tồn tại đối với chính nó. Cái ác có mặt
chỉ đơn giản là vì không có mặt thần thánh. Cái ác cũng như cái lạnh và bóng
tối – chỉ là những khái niệm mà con người dùng để mô tả tình trạng không có
Thượng Đế. Thượng Đế không tạo ra cái ác. Cái ác không phải là tình yêu hay
lòng tin – là những thứ tồn tại như ánh sáng hay sức nóng. Cái ác là kết quả
của sự thiếu vắng trong trái tim con người một tình yêu thần thánh. Cái ác,
cũng giống như cái lạnh, ập đến khi không có nóng, hay như bóng tối, ập đến khi
không có ánh sáng.
Thầy giáo không
nói gì và cậu sinh viên ngồi xuống.
Một câu trả lời cho ba câu hỏi
Một chàng trai
tìm câu trả lời cho những câu hỏi của mình. Chàng gặp rất nhiều người nhưng
không ai trả lời được cả. Một hôm chàng trai gặp một giáo sĩ Hồi giáo và hỏi
người này những câu hỏi sau:
1. Có Thượng Đế
không? Nếu có thì làm ơn chỉ giùm đường nét của Ngài?
2. Số phận là
gì?
3. Tại sao, nếu
quỉ sứ được tạo ra từ lửa và quỉ sứ ở địa ngục, nơi mọi thứ đều trong lửa thì
quỉ sứ sẽ không đau. Chẳng lẽ điều này do Thánh
Ala nghĩ ra?
Vị giáo sĩ bất
ngờ tát cho chàng trai một cái tát rất mạnh. Chàng trai không hiểu gì, hỏi:
– Tại vì sao
ngài lại giận con?
– Giáo sĩ trả
lời:
– Ta không hề
giận con. Đấy là câu trả lời cho những câu hỏi của con.
– Thế nghĩa là
sao?
– Con cảm thấy
điều gì sau khi ta tát con?
– Tất nhiên là
cảm thấy đau.
– Nghĩa là con
tin rằng cái đau tồn tại?
– Vâng.
– Thế con làm ơn
chỉ giùm đường nét của nó?
– Con không thể!
– Đấy là câu trả
lời cho câu hỏi thứ nhất. Còn bây giờ con hãy trả lời ta, hôm qua con có mơ
thấy rằng ta sẽ tát con?
– Không.
– Con có bao giờ
nghĩ rằng hôm nay bị cái tát?
– Không.
– Đấy là số
phận. Bên ngoài bàn tay tát vào con là gì?
– Da.
– Thế bên ngoài
mặt của con?
– Da.
– Con đau lắm à?
– Đau lắm!
– Đấy là câu trả
lời cho câu hỏi thứ ba.
Chinh phục cả thế giới
Chuyện kể rằng:
vào ngày Alexander Đại đế trở thành người chinh phục được cả thế giới, ông đã
đóng cửa phòng ngồi khóc.
Nhưng tướng lĩnh
của ông rất lấy làm lo lắng. Điều gì đã xảy ra? Họ chưa từng thấy ông khóc bao
giờ, ông đâu phải là người như vậy. Họ đã sát cánh cùng ông trong những giờ
phút hiểm nghèo nhất. Đôi khi cái chết đã kề bên nhưng họ không hề thấy trên
gương mặt của ông lộ vẻ tuyệt vọng. Ông luôn là tấm gương về sự dũng cảm. Thế
mà bây giờ điều gì đã xảy ra, khi mà cả thế giới đã bị ông chinh phục?
Họ gõ cửa phòng
ông và hỏi:
– Thưa ông, tại
sao ông lại khóc, điều gì đã xảy ra với ông?
Alexander Đại đế
trả lời:
– Bây giờ, khi
ta trở thành người chiến thắng thì ta hiểu ra rằng ta đã thất bại. Bây giờ
trong lòng ta sự chinh phục vô nghĩa đang trỗi dậy. Điều này chỉ bây giờ ta mới
biết, bởi vì trước đây ta luôn ở trên đường, ta có mục đích. Còn bây giờ ta
không còn biết đi đâu, chinh phục ai nữa. Ta cảm thấy bên trong mình có một sự
trống rỗng khủng khiếp. Ta đã thất bại.
Alexander Đại đế
chết vào năm ông 33 tuổi. Khi người ta đưa ông đến nơi mai táng, hai cánh tay
của ông thò ra và đung đưa theo hai phía của quan tài. Đấy là người ta làm theo
lời di chúc của ông. Ông muốn cho người đời nhìn thấy rằng mình từ giã cõi đời
với hai bàn tay trắng.
Những nhà thông thái cởi trần
Alexander Đại đế
hỏi Hoàng đế Ấn Độ Porus:
– Ngài học sự
khôn ngoan ở đâu?
Hoàng đế Ấn Độ
trả lời:
– Những nhà
thông thái cởi trần dạy cho tôi.
Alexander
Đại đế muốn gặp họ. Ngài gửi cho họ một bức thư, các nhà thông thái đồng ý tiếp
và trả lời những câu hỏi của ông. Alexander Đại đế hỏi 10 câu hỏi và nhận được
10 câu trả lời.
Câu thứ nhất:
– Ở đời ai nhiều
hơn: người sống hay người chết?
– Người sống,
bởi vì người chết đã không còn nữa.
Câu thứ hai:
– Cái gì nuôi
động vật nhiều hơn: đất liền hay biển?
– Biển. Bởi vì
đất liền chỉ là hòn đảo trên đại dương.
Câu thứ ba:
– Con vật nào
khôn ranh nhất?
– Con vật chưa
lọt vào mắt người.
Câu thứ tư:
– Các ngài
khuyên Paras đấu tranh với tôi để làm gì?
– Để ông ấy sống
vinh quang và chết vinh quang.
Câu thứ năm:
– Cái gì có
trước: ngày hay đêm?
– Ngày có trước
một ngày.
– Câu trả lời
khó quá - Alexander bảo.
– Trả lời cho
câu hỏi khó. – Các nhà thông thái trả lời.
Câu thứ sáu:
– Như thế nào
thì xứng đáng được yêu?
– Hãy là người
mạnh nhất, nhưng không phải là người đáng sợ nhất.
Câu thứ bảy:
– Cái gì mạnh
hơn: cuộc sống hay cái chết?
– Cuộc sống.
Cuộc sống nhiều đau khổ hơn.
Câu thứ tám:
– Khi nào thì
con người nên chết?
– Khi cái chết
đối với người này tốt hơn cuộc sống.
Hai câu cuối
lịch sử đã không còn giữ lại được.
Vị Hoàng đế cao thượng
Hai thế kỷ sau
khi Đức Phật tạ thế, Alexander Đại đế chinh phục gần hết Tây Á và đang tiến đến
biên cương của Ấn Độ. Nhưng vị Hoàng đế, vị tướng tài ba vẫn chưa quyết định
tiến vào Ấn Độ. Ngài hiểu rằng đất nước này có quân đội thiện chiến với những
con voi to lớn được huận luyện kỹ càng. Thời ấy, cai trị đất nước Ấn Độ là
Hoàng đế Paras (Porus), nổi tiếng là một vị Hoàng đế cao thượng. Alexander cử
người yêu của mình đến gặp Paras.
Ở Ấn Độ có ngày
lễ các chị em gái. Theo phong tục, trong ngày này cô gái có thể buộc sợi chỉ đỏ
vào cổ tay chàng trai và gọi chàng là anh trai của mình. Còn chàng trai phải
chạm vào bàn chân cô gái và thề sẽ bảo vệ cô như em gái. Em gái thì hứa sẽ cầu
nguyện cho anh trai suốt đời.
Vào đúng ngày
này, người ta báo cho Hoàng đế Paras biết rằng có cô gái xinh đẹp, nổi tiếng
khắp trần gian, người yêu của Alexander Đại đế muốn gặp ông. Hoàng đế Paras
bước ra niềm nở chào đón cô gái. Sau đó ông dẫn cô vào cung điện, mời cô ngồi
lên ngai vàng và lễ phép hỏi:
– Cô đi đường
rất lâu mới đến được đây. Ta có thể giúp cho cô điều gì?
Cô gái trả lời:
– Tôi đi dến đây
bởi vì tôi muốn ngài trở thành anh trai của tôi. Tôi không có anh trai và rất
muốn ngài trở thành anh trai tôi.
Paras hiểu rằng
điều này có thể chỉ là một sự khiêu khích nhưng ông vẫn quì xuống ôm bàn chân
người đẹp và nói:
– Nếu cô không
có anh trai thì ta xin làm anh trai của cô!
Cô gái quấn sợi
chỉ đỏ vào cổ tay vị Hoàng đế và hứa sẽ suốt đời cầu nguyện cho ông.
Sang ngày hôm
sau Alexander Đại đế bắt đầu tiến quân vào Ấn Độ. Paras cũng ra trận trên một
con voi to lớn. Trong một trận đánh, Paras đã dùng giáo đâm chết con ngựa của
Alexander. Alexander ngã xuống đất. Con voi đã được huấn luyện dùng chân giẫm
lên kẻ thù, nó đã giơ chân nhưng Paras bỗng nhớ đến sợi chỉ đỏ buộc trên cổ tay
và nghĩa vụ của mình trước người yêu của Alexander nên giật dây và con voi lùi
lại. Bằng việc làm như vậy, ông đã bỏ qua cơ hội chớp nhoáng và cuối cùng bị
thất bại. Ông bị bắt làm tù binh, bị cùm và người ta dẫn ông đến gặp Alexander.
Mặc dù bị cùm
nhưng vẻ trang nhã và cao thượng của vị Hoàng đế đã làm cho người chinh phục vĩ
đại không khỏi ngạc nhiên và kính phục. Alexander hỏi Paras:
– Ngài muốn ta
xưng hô với ngài như thế nào?
– Cần xưng hô
như với một Hoàng đế. – Paras trả lời.
Alexander bảo
quan lính:
– Ta chưa bao
giờ gặp một ai như Paras. Ông ta là tù binh nhưng phong thái và nói năng đĩnh
đạc quá.
Sau đó ông ra
lệnh:
– Hãy tháo cùm
cho ông ấy, ngay cả trong cùm thì ông vẫn là một Hoàng đế. Hãy trả lại vương
quốc cho ông ấy!
Trước khi chia
tay, Alexander hỏi Paras:
– Tại vì sao
ngài đã quay mũi giáo khi ta đã nằm dưới đất? Chỉ một phút là ta đã có thể bị
giết chết, hoặc con voi của ngài đã có thể giẫm lên ta. Tại vì sao ngài đã
không làm như vậy?
Paras trả lời:
– Xin ngài đừng
hỏi về điều này. Đây là sợi chỉ đỏ. Ngài có biết gì về nó không? Tôi không thể
bước qua những điều như vậy. Người yêu dấu của ngài là em gái của tôi nhưng
không phải vì điều này mà ngài phải tỏ ra trách nhiệm với tôi.
Alexander Đại đế và Sannyasin
Khi Alexander
Đại đế chuẩn bị lên đường chinh phục Ấn Độ, thầy của ông là nhà triết học
Aristotle dặn: “Từ Ấn độ hãy mang về đây cho thầy một món quà. Hãy đem về đây
một Sannyasin – người tránh xa cuộc đời thường để tìm ra chính mình”.
Đi qua nhiều
nơi, ở đâu Alexander cũng hỏi dân chúng: “Ta muốn gặp người nhận thức được
chính mình. Ta không cần người đang đi tìm mà cần người đã tìm được chính
mình”. Lần nào dân chúng cũng trả lời ông: “Ở dưới chân đồi, bên sông có ông
già như vậy”.
Alexander
ra lệnh cho một vị tướng đi tìm và dẫn về cho ông người như vậy. Khi vị tướng
và binh lính đến nơi nói trên, hỏi một già làng về Sannyasin thì được trả lời:
– Vâng, quả là ở
đây có một Sannyasin. Nhưng chắc gì các ông thuyết phục được người này.
Vị tướng cười
trả lời:
– Vớ vẩn! Nếu
Alexander Đại đế ra lệnh thì cả tổng này sẽ đi theo ông.
Sau đó họ đi tìm
Sannyasin, thấy một ông già cởi trần đứng bên sông. Những người lính bảo:
– Ngài hãy đi
với chúng tôi. Alexander Đại đế mời ngài làm khách của ông. Ngài sẽ được ban
thưởng hậu hĩnh, ngài sẽ có tất cả những gì ngài muốn. Alexander Đại đế sẽ đưa
ngài về Hy Lạp.
Sannyasin bình
thản trả lời:
– Không một thế
lực nào ở đời này bắt được ta theo các người. Nếu Alexander cần ta thì ông ấy
cứ việc đến đây.
Vị tướng mà
Alexander phái đến tỏ ra vô cùng ngạc nhiên. Ông chưa bao giờ nghe giọng kẻ cả
như vậy, nhưng ông không dùng sức mạnh mà quay về bảo Alexander:
– Người này rất
cao ngạo với con và con sợ hắn cũng sẽ như thế với ngài.
Alexander Đại đế
ngẩng đầu kiêu hãnh:
– Kẻ nào không
biết kính trọng ta, kẻ đó sẽ chết. Ta đi đây.
Nhưng khi đến
nơi, Alexander cảm thấy một điều gì không bình thường. Sannyasin nói với ông
trước:
– Ngài là
Alexander Đại đế hả. Ta nghĩ rằng tất cả những ai tự xưng mình là người vĩ đại
thì không hề vĩ đại.
– Ta đến đây
không phải để tranh cãi – Alexander Đại đế trả lời – ta đến đây để mời ngài.
Ông già mỉm
cười:
– Ta tự do như
cơn gió! Không thể nào mời được gió. Gió thổi theo ý mình. Nếu ta cảm thấy cần
thì ta tự đến Hy Lạp, nhưng nếu ta không muốn thì chẳng ai bắt được ta.
Những lời này
làm cho Alexander giận dữ. Ông rút kiếm ra và nói:
– Nếu ngài không
đi theo ta, ta sẽ giết.
Sannyasin trả
lời:
– Ngài đã muộn.
Ta đã tự giết chết mình.
Alexander giơ
kiếm:
– Bây giờ đầu sẽ
lìa khỏi cổ!
Sannyasin trả
lời:
– Ngài có thể
chặt đầu ta nhưng không thể giết được ta, bởi vì khi ngài nhìn thấy đầu ta rơi
xuống đất thì ta cũng nhìn thấy nó.
Alexander đã
không thể giết con người này. Trong nhật ký của ông vẫn còn ghi lại những điều
này. Sannyasin có tên là Datdamesh.
Thuốc trường
sinh bất lão
Alexander Đại Đế
trong suốt cả cuộc đời mình vẫn thích tìm ra thuốc trường sinh bất lão và, theo
truyền thuyết, quan lính của ông đã tìm thấy nó ở một sa mạc Ả Rập. Thuốc
trường sinh bất lão được tìm thấy trong một hang núi, Alexander Đại Đế nhảy lên
vì sung sướng.
Ngài tìm đến
hang núi này một mình, không đem theo ngay cả những người bạn gần gũi nhất.
Bước vào hang, ngài nhìn thấy một dòng nước trong suốt như pha lê chảy xuống từ
trên cao và ánh sáng chiếu vào tạo ra những sắc cầu vồng. Alexander đắm đuối
ngắm nhìn và muốn uống nước nhưng bỗng nghe tiếng tiếng quạ kêu. Ngài rùng mình
và nhìn lên thấy một ông già có bộ râu dài chấm đất. Bên cạnh ông già là một
con quạ.
Ông già nói:
- Trước khi
ngươi uống nước này, hãy suy nghĩ cho kỹ đi. Ngày xưa ta uống nước này và ta đã
sống qua mấy trăm năm. Giá mà ngươi biết được ta mệt mỏi biết chừng nào! Ta vô
cùng tuyệt vọng. Ta muốn chết mà không chết được. Ta đã chán cuộc đời, không
còn khát khao, mong muốn một thứ gì. Cuộc sống cần đổi mới, mà đổi mới chỉ có
cách là đi qua cái chết.
Theo truyền
thuyết, những lời này đã tác động rất mạnh đến Alexander Đại Đế. Ngài vùng chạy
ra khỏi hang núi, lao lên ngựa và phóng thẳng.
Loại trừ
nguyên nhân đau đớn sau này
Một lần,
Alexander Đại Đế được tặng một bộ bát đĩa bằng thủy tinh rất đẹp. Ngài rất
thích bộ bát đĩa này nhưng đồng thời lại lệnh đem chúng ra đập vỡ hết. Khi các
vị đại thần hỏi tại vì sao ngài lại xử sự một cách lạ lùng như vậy, ngài trả
lời:
- Ta biết rằng
theo thời gian, những chiếc bát đĩa này sẽ lần lượt bị những người đầy tớ của
ta làm vỡ. Và cứ mỗi lần như vậy thì ta đau đớn và sẽ nổi giận, thà chịu một
lần rất đau nhưng sẽ loại trừ được nguyên nhân của nhiều lần đau đớn sau này.
Tận hưởng
cuộc sống
Nhà triết học Hy
Lạp cổ đại Diogenes từng là một trong những bộ óc hiếm hoi của con người. Trước
ngày Alexander Đại Đế lên đường đi chinh phục Ấn Độ, ông đã tìm đến gặp
Diogenes. Khi đó Diogenes đang cởi truồng nằm phơi nắng trên bãi cát bên bờ
sông. Diogenes trông rất tuyệt vời, khi người ta sảng khoái trong lòng thì vẻ
bên ngoài cũng hiện rõ. Alexander Đại Đế vô cùng ngạc nhiên trước vẻ đẹp như
vậy đã thốt lên:
- Thưa ngài…
Cả đời ông chưa
bao giờ gọi ai như vậy. Ông nói tiếp:
- Ta ngạc nhiên
trước vẻ đẹp của ngài và muốn làm cho ngài một điều gì đấy.
Diogenes trả
lời:
- Chỉ cần ngài
đứng tránh ra một chút cho khỏi che mất của tôi ánh nắng. Thế thôi, ngoài ra
không cần gì khác.
Alexander Đại Đế
đứng tránh sang một bên, với một vẻ trầm ngâm nói:
- Giá như ta có
một cách khác để sinh ra ở đời này thì ta sẽ xin Thượng Đế thay vì Alexander
Đại Đế làm Diogenes.
Diogenes cười:
- Thế ai cản trở
ngài làm điều đó? Ngài chuẩn bị đi đâu? Hàng tháng nay tôi nhìn thấy chỉ quan
với lính. Ngài đi đâu? Để làm gì cơ chứ?
- Ta đến Ấn Độ
để chinh phục cả thế giới.
- Và sau đấy thì
ngài sẽ làm gì? – Diogenes hỏi.
- Sau đấy ta sẽ
nghỉ ngơi.
Diogenes lại
cười và bảo:
- Ngài có điên
không! Tôi đang nghỉ ngơi đây. Tôi đang sung sướng ngay bây giờ. Tôi không đi
chinh phục thế giới, tôi không cảm thấy điều này là cần thiết. Ngài muốn nghỉ
ngơi và hưởng sung sướng sau này, nhưng tại sao lại không phải bây giờ? Ai nói
với ngài rằng trước khi nghỉ ngơi và hưởng lạc cần phải chinh phục cả thế giới?
Tôi xin nói với ngài rằng nếu ngài không nghỉ ngơi bây giờ thì sẽ không bao giờ
cả. Ngài không thể nào chinh phục được cả thế giới… ngài sẽ chết giữa đường.
Tất cả đều chết giữa con đường như vậy.
Alexander Đại Đế
trả lời rằng sẽ lưu ý đến những lời khuyên và rất cám ơn Diogenes điều này
nhưng hiện tại ông không thể dừng lại.
Và sau đó ông đã
chết giữa cuộc hành trình. Ông không còn trở về nhà mà chết giữa đường.
Nhiều thế kỷ sau
người đời kể với nhau một truyền thuyết rằng chính Diogenes cũng chết vào ngày
đó. Họ gặp nhau trên đường đến gặp Thượng Đế khi đi qua một con sông. Alexander
Đại Đế đi trước mấy bước, nghe tiếng bước chân bèn quay lại thì nhận ra
Diogenes. Nhìn thấy Diogenes với vẻ tuyệt vời như ngày trước, Alexander Đại Đế
cố giấu vẻ bối rối của mình, bảo:
- Thế là chúng
ta lại gặp nhau, vị hoàng đế và kẻ bần cùng.
Diogenes trả
lời:
- Đúng vậy.
Nhưng ngài không hiểu, không biết ai là hoàng đế còn ai là kẻ bần cùng. Vì rằng
tôi sống hết cuộc đời của mình một cách đầy đủ, tôi hưởng hết mọi khoái lạc có
ở đời, tôi có thể đứng trước Thượng Đế còn ngài thì không thể. Hãy thử nhìn vào
chính mình! Ngài nhận được gì sau khi chinh phục cả thế giới? Ngài thậm chí
không dám nhìn thẳng vào mắt tôi, ngài đã sống một cuộc đời uổng phí.
Thà chết còn
hơn là nghi ngờ bạn
Ngày xưa
Alexander Đại đế từng bị sốt rét rất nặng. Chữa bệnh cho ông là một người bạn -
thầy thuốc. Chỉ có người bạn này là ông tin tưởng để pha thuốc cho ông uống mỗi
buổi chiều. Một lần, vị Hoàng đế nhận được một mẩu giấy có dòng chữ rằng người
bạn - thầy thuốc muốn đầu độc ông. Buổi chiều, đến giờ uống thuốc, vị Hoàng đế
một tay đưa mẩu giấy cho người bạn - thầy thuốc, còn tay kia nhận chén thuốc và
uống hết một hơi.
- Ôi, Alexander
Hoàng đế ơi - người bạn thầy thuốc kêu lên sau khi đọc mẩu giấy - tại sao ngài
lại uống khi mà trong mẩu giấy đã viết như thế rồi??!!
Vị Hoàng đế trả
lời:
Ta thà chết cũng
còn hơn là nghi ngờ bạn!
Ông già và cái chết
Ngày xưa có một
ông già sống đến 100 tuổi. Cái chết biết vậy nên đã nói với ông:
– Đến lúc chết
rồi đấy, ông già ạ.
– Cho tôi xin
thêm một ít thời gian để chuẩn bị cho ngày chết – ông già nói.
– Được – Cái
chết đồng ý – ông cần bao nhiêu ngày?
– Ba ngày – ông
già trả lời.
Cái chết nghĩ
bụng sẽ để ý xem ông già làm những gì trong ba ngày.
Ngày thứ nhất:
ông già đi ra vườn đào hố trồng cây.
“Để xem ngày thứ
hai ông già sẽ làm gì” – Cái chết lại suy nghĩ.
Ngày thứ hai:
ông già lại đi ra vườn đào hố trồng thêm cây nữa.
“Thế ngày thứ ba
ông già sẽ làm gì đây?” – Cái chết rất sốt ruột.
Ngày thứ ba: ông
già cũng vẫn đi ra vườn đào hố trồng cây.
– Ông trồng cây
mà để làm gì? – Cái chết hỏi – Ngày mai ông đã phải chết rồi?
– Tôi trồng cây
để cho mọi người – ông già trả lời.
Cái chết nghe
ông già nói vậy đã vội vàng bỏ đi.
Chinh phục
thiên hạ
Ngày xửa ngày
xưa có hai anh em, một người rất giàu còn một người rất nghèo, cả hai đều muốn
đi chinh phục thiên hạ. Người thứ nhất lấy vàng bạc từ trong kho ra chi tiêu để
chiêu mộ quân sĩ, mua sắm vũ khí và bắt đầu cuộc chinh phục những miền đất lạ.
Người này chiếm được nhiều hòn đảo nhưng đã giết hết tất cả những người dân của
những hòn đảo này, một năm sau vùng đất tươi tốt, màu mỡ nhờ có bàn tay con
người chăm sóc bỗng trở nên tiêu điều như đất hoang. Người này xua quân đến
chiếm những thành phố buôn bán sầm uất và ra lệnh triệt phá tất cả, trở thành
ông vua của một xứ sở hoang tàn đổ nát. Đến một ngày mặt đất hoang không nuôi
nổi đội quân, những người lính lần lượt chết đói và đến lượt nhà vua cũng trở
thành kẻ hành khất. Nhà vua lang thang trên mặt đất khô cằn mà không thể nào
hiểu được rằng tại vì sao con chim hạnh phúc lại không đậu lên ngọn giáo thấm
đầy máu của ông.
Người thứ hai
cũng mơ ước đi chinh phục thiên hạ nhưng trước khi ra đi người này nuôi trong
lòng mình một ngọn lửa Tình yêu. Khi đi đến với thiên hạ người này hướng ngọn
lửa này đến với mọi người. Mỗi nơi người này đặt chân đến, ánh sáng của Tình
yêu làm bừng lên cuộc sống và những người được ngọn lửa này tỏa sáng cũng nảy
sinh trong lòng mình ngọn lửa như vậy rồi sau đó chuyền lại cho những đời sau.
Cả thiên hạ bị chinh phục bởi người này nhưng ông không cai quản một ai cả.
Người này hiểu rằng: càng đem cho đi thì sẽ nhận được càng nhiều và những gì mà
ông đang có, ông không đem bỏ vào một kho nào mà chỉ đặt ở trong trái tim mình.
Con người bằng
tình yêu của mình có thể chinh phục cả thế giới và trở thành chúa tể của cuộc
đời nếu trong lòng người ta có kho báu những giá trị tinh thần của cuộc đời
này.
Quà tặng trong ngày cưới
Ngày xưa có
chàng trai và cô gái rất yêu nhau. Cả hai đều rất nghèo nhưng họ vẫn quyết định
cưới nhau. Tài sản duy nhất của chàng trai là chiếc đồng hồ do ông nội để lại.
Chàng trai quyết định bán đồng hồ để lấy tiền mua chiếc lược bằng bạc tặng cho
người vợ – là người có mái tóc dài tuyệt đẹp. Cô gái cũng nghĩ rằng phải có món
quà gì đấy để tặng cho chồng trong ngày cưới nên đã đến bán mái tóc dài và đẹp
của mình cho một nhà buôn để lấy tiền mua một dây đeo dồng hồ bằng vàng.
Ngày cưới, chồng
tặng vợ chiếc lược bằng bạc nhưng mái tóc dài đã cắt, còn vợ tặng chồng dây đeo
bằng vàng cho chiếc đồng hồ mà chồng đã bán đi.
Về sự chịu đựng
Ngày xưa, vua Do
Thái Solomon nổi tiếng là một người anh minh. Dù là một người thông thái như
vậy nhưng đôi khi cuộc sống của ông cũng không hề yên lặng. Một hôm nhà vua cho
gọi một nhà thông thái trong triều đến và bảo:
– Nhà ngươi hãy
giúp ta. Có nhiều thứ trong cuộc sống làm ta không tự chủ được. Ta là người quá
đam mê.
Nhà thông thái
trả lời:
– Ngài hãy đeo
chiếc nhẫn này. Trên mặt nhẫn có khắc dòng chữ “ĐIỀU NÀY SẼ QUA!” Khi ngài quá
giận dữ hoặc quá vui sướng, hãy nhìn vào dòng chữ này thì sẽ bình tâm lại. Nó
giúp cho ngài tránh được sự quá đam mê”.
Sau một thời
gian làm theo lời khuyên này, nhà vua cảm thấy tĩnh lặng hơn trước nhưng có một
lần nhìn dòng chữ trên, nhà vua không những không bình tâm, mà ngược lại, còn
giận dữ nhiều hơn. Nhà vua tháo chiếc nhẫn định vứt nó xuống hồ nước nhưng bỗng
nhìn thấy phía bên trong có viết chữ gì đấy. Vua Solomon để ý nhìn kỹ thì thấy
dòng chữ “VÀ ĐIỀU NÀY CŨNG SẼ QUA...”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét